Thông báo

V/v ngưng khai thác và cập nhật lại Biểu đồ chạy xe trên tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh 03:10 24/04/2024        Sở Giao thông vận tải An Giang tham dự buổi làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang với Khu Quản lý đường bộ IV, Cục Đường bộ Việt Nam 02:48 24/04/2024        Quyết định về việc thu hồi phù hiệu của xe ô tô kinh doanh vận tải 08:59 23/04/2024        Về việc triển khai thực hiện Nghị định 06/2024/NĐ-CP ngày 25/01/2024 của Chính phủ 03:56 19/04/2024        Thông báo Danh sách phương tiện do Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang cấp phù hiệu kinh doanh vận tải 08:51 19/04/2024        Thông báo về việc dừng hoạt động bến phà Châu Giang sau khi thông xe cầu Châu Đốc 04:17 17/04/2024        Thông cáo báo chí Tổ chức lễ thông xe Cầu Châu Đốc thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp 03:55 17/04/2024        Đội Thanh tra giao thông số 9 kết hợp Đoàn kiểm tra chấp hành quy định pháp luật trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác bến khách ngang sông trên địa bàn huyện An Phú 09:41 12/04/2024        Kết hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông Lễ hội văn hóa truyền thống huyện Châu Phú lần thứ XXII năm 2024 03:39 01/04/2024        Thông báo V/v Công bố người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Sở Giao thông vận tải - Tỉnh An Giang 08:26 01/04/2024       

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Thủ tục chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ, đường bộ địa phương đang khai thác

08:55 10/10/2018

- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp hoặc đăng ký trực tuyến kết hợp gửi hồ sơ qua bưu chính đến Sở Giao thông vận tải.
Nếu nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua đường bưu chính thì người thực hiện thủ tục hành chính trả phí dịch vụ bưu chính. Đơn vị dịch vụ bưu chính nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả.
+ Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Hướng dẫn thủ tục, kiểm tra nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn ngày trả kết quả giải quyết; nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoặc đơn vị bưu chính tiếp nhận để bổ sung
Chuyển hồ sơ đến phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông trong ngày tiếp nhận
+ Bước 3: Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi để Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông báo cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
Hồ sơ đủ điều kiện, trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông trình lãnh đạo sở
- Ký văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ được ủy thác đang khai thác theo thẩm quyền
- Ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương đang khai thác.
Trường hợp không đồng ý trình xem xét chấp thuận đối với quốc lộ hoặc đường bộ địa phương phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Chuyển kết quả giải quyết về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở
+ Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính để trả cho người thực hiện thủ tục hành c hính.

- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công hoặc đăng ký trực tuyến và gửi hồ sơ qua đường bưu chính tại Bộ phận "một cửa huyện", "một cửa xã",  tại các bưu cục thuộc Bưu điện An Giang

- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1. Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bản chính - phụ lục 1).
2. Hồ sơ, bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình có đầy đủ các thông tin sau: vị trí, lý trình đường bộ xây dựng công trình thiết yếu; kích thước công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất dành cho đường bộ; khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ; khoảng cách theo phương ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của mặt đường bộ.
Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi dải phân cách giữa của đường bộ phải có thông tin về khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến mặt đất, từ công trình thiết yếu đến mép ngoài dải phân cách giữa.
Công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế;
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông Vận tải.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông Vận tải.
+ Cơ quan phối hợp: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Phụ lục 1 - Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án.

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Công trình thiết yếu bao gồm:
a) Công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng;
b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bao gồm các công trình viễn thông, điện lực, công trình chiếu sáng đường bộ, cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.
2. Trường hợp không thể xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công trình thiết yếu có thể được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Công trình thiết yếu phải được thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Công trình thiết yếu không được ảnh hưởng đến công tác bảo trì, kết cấu và công năng của công trình đường bộ, đảm bảo an toàn cho giao thông đường bộ và các công trình khác ở xung quanh;
c) Công trình thiết yếu phải phù hợp với quy hoạch kiến trúc xây dựng, mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường.
3. Đối với công trình thiết yếu gắn vào cầu:
a) Không chấp thuận công trình đường ống cung cấp năng lượng (xăng dầu, ga, khí đốt), đường ống hóa chất, vật liệu không bảo đảm quy định về phòng, chống cháy nổ, ăn mòn; công trình điện lực có điện áp danh định là cao áp theo quy định của pháp luật về điện lực.
Công trình điện lực chỉ được phép lắp đặt vào cầu khi đáp ứng các yêu cầu sau: thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn điện theo quy định của pháp luật về điện lực, có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn vận hành, khai thác, sửa chữa, cải tạo và bảo trì công trình đường bộ. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình điện lực có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ khi cải tạo, sửa chữa, bảo trì công trình điện lực và công trình đường bộ; xử lý, khắc phục sự cố (nếu có).;
b) Đối với cầu mới được xây dựng có thiết kế hộp kỹ thuật, bộ gá đỡ để lắp đặt các công trình thiết yếu: việc chấp thuận lắp đặt công trình thiết yếu gắn vào cầu phải phù hợp với thiết kế của công trình cầu, tải trọng, kích thước và các yếu tố khác;
c) Chủ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu phải thuê tư vấn có đủ năng lực tiến hành thẩm tra, thẩm định việc lắp đặt công trình thiết yếu đối với an toàn giao thông, an toàn công trình cầu trước khi thực hiện thủ tục xin chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu gắn vào cầu.
4. Đối với công trình thiết yếu đi ngầm qua đường bộ:
a) Đối với công trình đi ngầm qua đường bộ, phải thi công bằng phương pháp khoan ngầm, trường hợp không thể khoan ngầm mới sử dụng biện pháp đào cắt mặt đường;
b) Không cho phép các công trình thiết yếu đặt trong cống thoát nước ngang. Trường hợp đi qua các cống kỹ thuật nếu còn đủ không gian thì cho phép chủ công trình thiết yếu lắp đặt trong cống kỹ thuật;
c) Trường hợp xây dựng công trình thiết yếu ngang qua đường bộ bằng phương pháp khoan ngầm phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: có đường ống hoặc hộp bao bên ngoài bằng vật liệu bền vững đảm bảo ổn định của công trình thiết yếu và phù hợp với tải trọng của đường bộ; khoảng cách từ điểm thấp nhất của mặt đường đến điểm cao nhất của công trình thiết yếu tối thiểu 01 mét nhưng không nhỏ hơn chiều dày kết cấu áo đường (trừ các trường hợp đặc biệt được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận);
d) Trường hợp phải đào cắt đường để xây dựng công trình thiết yếu ngang qua đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: phải xây dựng hầm, hào, hộp kỹ thuật, đường ống bao bảo vệ bên ngoài đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế của tuyến đường; điểm trên cùng vỏ của kết cấu hầm, hào, hộp kỹ thuật, đường ống bao bảo vệ bên ngoài phải thấp hơn đáy móng công trình đường bộ tối thiểu 0,3 mét nhưng không được cách mặt đường nhỏ hơn 1,0 mét; hầm, hào, hộp kỹ thuật phải có đủ không gian để đặt công trình thiết yếu và thực hiện công tác bảo trì công trình thiết yếu khi cần thiết, phải có quy trình vận hành khai thác, bảo trì công trình theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP..
5. Đối với băng tải hàng hóa, đường ống và tuy nen cấp, thoát nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp và công trình thủy điện xây dựng vượt qua đường bộ phải đảm bảo các quy định sau:
a) Vị trí xây dựng không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cảnh quan môi trường; công trình phải được thẩm tra an toàn giao thông, an toàn chịu lực; đoạn vượt qua đường bộ phải được bao kín, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường;
b) Phải đảm bảo các quy định về khoảng cách chiều cao, chiều ngang theo quy định tại Thông tư này;
c) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra, thẩm định về an toàn công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.”.
6. Đối với công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước:
a) Không lắp đặt công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong phạm vi đường cong bằng, đường cong đúng, đường dốc gây cản trở tầm nhìn;
b) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình tuyên truyền phải được thẩm tra, thẩm định về an toàn công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.
7. Xử lý sự cố đối với các công trình thiết yếu: khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về sự cố công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu phải có trách nhiệm khắc phục ngay sự cố và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không khắc phục kịp thời gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khắc phục để đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu phải chịu toàn bộ trách nhiệm và kinh phí khắc phục sự cố..
8. Trường hợp công trình thiết yếu xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền có ý kiến chấp thuận.
9. Công trình thiết yếu được chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công, phải di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền mà không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển; chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình thiết yếu chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng, di chuyển công trình thiết yếu.
10. Sở Giao thông Vận tải chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến quốc lộ được giao quản lý; trừ các công trình:
+ Công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.
+ Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác có tổng chiều dài lớn hơn 01 km;
+ Công trình điện lực có cấp điện áp trên 35 kV (trừ đường dây tải điện vượt qua quốc lộ có cột nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ); đường ống cấp, thoát nước có đường kính trên 200 milimét; công trình thủy lợi, băng tải; đường ống năng lượng, hóa chất nguy hiểm có nguy cơ cháy nổ, ăn mòn kim loại; công trình xây dựng cầu, cống cắt qua quốc lộ;
+ Xây dựng công trình thiết yếu liên quan đến phạm vi quản lý của từ 02 (hai) cơ quan trực tiếp quản lý quốc lộ trở lên;
+ Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần kết cấu nhịp lớn hơn 100 mét, hầm đường bộ.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
+ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ.
+ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9tha1ng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
+ Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông  tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
+ Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử; tiếp nhận hồ sơ hoặc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh An Giang.

Nội dung thủ tục:Tải về