Cổng thông tin điện tử Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang    
 
 
 
 
Theo dòng sự kiện
Xã hội hóa 481 cây cầu nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 (12/09/2017)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng phê duyệt Đề án số 426/ĐA-UBND: “Xã hội hóa cầu thông nông thôn giai đoạn 2016 – 2020”, với mục tiêu: xóa cầu gỗ, cầu sắt không mạ kẽm từ trung tâm huyện về đến trung tâm xã, liên xã; từ xã đến các ấp, liên ấp; Phấn đấu đầu tư kiên cố hóa 481 cây cầu trong giai đoạn 2016 – 2020, Đề án do Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang xây dựng.

 

Responsive image
 

 

Mục tiêu Đề án số 426/ĐA-UBND : Phát huy nội lực trong nhân dân theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, lồng ghép các Chương trình, mục tiêu dự án đầu tư cho kiến cố hóa cầu giao thông nông thông. Đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi, phục vụ sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Xây dựng hệ thống cầu giao thông nông thôn bền vững, thống nhất quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo.

Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư

Tiêu chuẩn kỹ thuật cầu nông thôn được áp dụng, gồm: Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 thang 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “ Hướng dẫn lực chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia  xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.  Tiêu chuẩn quốc gia  TCVN 10380:2014 – Đường giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế, Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05

Về kết cấu : Xây dựng cầu bê tông cốt thép, cầu thép mạ kẽm.

Quy mô: số lượng cầu đầu tư 481 cây,  trong đó:  TP Long Xuyên 23 cầu; TP Châu Đốc 14 cầu; Thị xã Tân Châu 36 cầu; huyện Chợ Mới 99 cầu; Phú Tân 27 cầu; An Phú 26 cầu; Châu Phú 46 cầu; Châu Thành 55 cầu; Thoại Sơn 64 cầu; Tri tôn 74 cầu và Tịnh Biên 17 cầu.

Tổng kinh phí để thực hiện là 1.577.915 triệu đồng; trong đó ngân sách trung ương 647.384 triệu đồng; ngân sách tỉnh: 299.824 triệu đồng; Ngân sách huyện 144.740 triệu đồng; ngân sách xã: 6.498 triệu đồng; nguồn vốn dự kiến xã hội hóa 479.470 triệu đồng.

Nguồn vốn huy động thực hiện :

- Vốn Trung ương: Thực hiện theo các  Chương trình dự án đã có chủ trương đầu tư như: Dự án Nam Vàm Nao, Dự án Bắc Vàm Nao giai đoạn 2. Dự án Lramp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tiếp tục quan hệ với các Bộ, ngành Trung ương tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình, dự án trong thời gian thực hiện dự án

- Vốn ngân sách tỉnh: theo chương trình phân bổ vốn trung hạn 2016-2020 hỗ trợ cho từng địa phương.

- Vốn ngân sách huyện và xã: các địa phương phân bổ theo kế hoạch hàng năm.

- Nguồn vốn dự kiến xã hội hóa: Vốn doanh nghiệp và nhân dân tự nguyện đóng góp, ngày công lao động, hiến đất .v.v…

Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang cho biết,  tổng số cầu đã có dự án đầu tư  108 cầu thuộc các dự án Bắc Vàm Nao, Nam Vàm Nao, Lramp. Phần còn lại 373 cầu đang tìm nguồn vốn đầu tư, với số vốn dự kiến đầu tư 1.184.347 triệu đồng

Đề án số 426/ĐA-UBND: “Xã hội hóa cầu thông nông thôn” được phân kỳ đầu tư:

- Năm 2016: đầu tư xây dựng 42 cầu, kinh phí     49.370 triệu đồng.

- Năm 2017: đầu tư xây dựng 93 cầu, kinh phí   365.489 triệu đồng.

- Năm 2018: đầu tư xây dựng 100 cầu, kinh phí  265.138 triệu đồng.

- Năm 2019: đầu tư xây dựng 88 cầu, kinh phí    145.254 triệu đồng.

- Năm 2020: đầu tư xây dựng 50 cầu, kinh phí    359.096 triệu đồng.

 

NPQ/ Dean:426/D0A-UBND


 
 
 
 
 
 
 

Đăng ký trực tuyến Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Liên kết Website
Skip portlet Portlet Menu